Thông cáo báo chí của Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên cao cấp của Tiểu ban các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc liên tục có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam với việc hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam hôm 2/5 và triển khai hàng chục tàu hải quân hỗ trợ cho hành động khiêu khích này.
Nghị sĩ Faleomavaega đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: nbcnews.com.
Tiếp đó ngày 3 và 5/5, Trung Quốc lại ra thông báo cấm tất cả tàu thuyền đi vào khu vực mà họ vừa hạ đặt giàn khoan cùng với tuyên bố nói rằng giàn khoan HD-981 sẽ tiến hành hoạt động thăm dò.
Thông cáo báo chí của nghị sĩ Mỹ khẳng định giàn khoan HD-981 đã được hạ đặt bên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý.
Nghị sĩ Eni Faleomavaega nhấn mạnh, các hành động khiêu khích này của Trung Quốc là một sự leo thang với chủ ý đe dọa hòa bình và an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Ông Eni Faleomavaega cũng bày tỏ cảm ơn Thượng nghị sĩ John McCain đã đi tiên phong trong việc tuyên bố một cách dứt khoát rằng các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở chiểu theo luật pháp quốc tế.
Theo ông McCain, các tàu của Trung Quốc thể hiện thái độ hung hăng và hiếu chiến khi họ bao vây và tông vào các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Trung Quốc phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi thực trạng trên biển.
Thông cáo báo chí của ông McCain khẳng định Trung Quốc hành động dựa trên những yêu sách lãnh thổ trái với luật pháp quốc tế. Trên thực tế, hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng. Tất cả những quốc gia có trách nhiệm đều lên tiếng yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm giảm căng thẳng.
Không chỉ các nghị sĩ, Bộ Ngoại giao Mỹ hai ngày qua cũng liên tiếp lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington ngày 7/5 cho rằng: “Chúng tôi rất quan ngại về cách hành xử và hăm dọa hiểm nguy của tàu bè. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với lụât pháp quốc tế”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington cũng đã nhận thông tin về việc cảnh sát Phillipines bắt giữ các tàu của Trung Quốc cùng các ngư dân chuyên chở rùa biển một cách bất hợp pháp ở Biển Đông.
Trước đó, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Đông, cho rằng đây là hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 6/5 tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết: “Mỹ đã và đang xem xét nghiêm túc tới sự vụ này. Căn cứ vào lịch sử căng thẳng ở Biển Đông, việc Trung Quốc đưa giàn khoan là một hành động khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Diễn biến này càng cho thấy các tuyên bố về chủ quyền của các nước trong khu vực cần phải được dựa trên luật pháp quốc tế. Các hành động như thế không được phép xảy ra trong khu vực tranh chấp".
Theo ông McCain, các tàu của Trung Quốc thể hiện thái độ hung hăng và hiếu chiến khi họ bao vây và tông vào các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam. Trung Quốc phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi thực trạng trên biển.
Thông cáo báo chí của ông McCain khẳng định Trung Quốc hành động dựa trên những yêu sách lãnh thổ trái với luật pháp quốc tế. Trên thực tế, hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng. Tất cả những quốc gia có trách nhiệm đều lên tiếng yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm giảm căng thẳng.
Không chỉ các nghị sĩ, Bộ Ngoại giao Mỹ hai ngày qua cũng liên tiếp lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington ngày 7/5 cho rằng: “Chúng tôi rất quan ngại về cách hành xử và hăm dọa hiểm nguy của tàu bè. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với lụât pháp quốc tế”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington cũng đã nhận thông tin về việc cảnh sát Phillipines bắt giữ các tàu của Trung Quốc cùng các ngư dân chuyên chở rùa biển một cách bất hợp pháp ở Biển Đông.
Trước đó, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực Biển Đông, cho rằng đây là hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 6/5 tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết: “Mỹ đã và đang xem xét nghiêm túc tới sự vụ này. Căn cứ vào lịch sử căng thẳng ở Biển Đông, việc Trung Quốc đưa giàn khoan là một hành động khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Diễn biến này càng cho thấy các tuyên bố về chủ quyền của các nước trong khu vực cần phải được dựa trên luật pháp quốc tế. Các hành động như thế không được phép xảy ra trong khu vực tranh chấp".
Theo Vietnamplus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét