Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Những món ăn sáng nóng hổi thơm ngon tại Sài Gòn

Món ăn sáng ở Sài Gòn đa dạng, phù hợp khẩu vị của nhiều người, từ những món bình dị đến những món khá cầu kỳ, với giá cả hợp lý và ngon miệng, phổ biến có phở, hủ tiếu, cháo, bánh canh, bánh cuốn, xôi…

Tùy thuộc và điều kiên công việc và khả năng, mỗi người chọn cho mình một món ăn sáng ngon miệng và phù hợp hoàn cảnh. Một số món sau đây được xem là món phổ biến, nhiều người ăn, và giá hợp lý:
Phở bò.
Phở bò.
Phở được xem là món ăn truyền thống và yêu thích của nhiều người, bởi món này dễ ăn, đủ chất. Thành phần chính của phở là bánh phở, thịt bò và nước dùng. Ngoài ra, còn có các gia vị khác bổ sung vào món ăn như rau thơm, chanh, ớt, quẩy… Ngoài món phở bò, còn có phở tôm, gà… Nếu chọn ăn sáng ở những quán bình dân thì một tô phở chỉ có giá từ 18.000 tới 22.000 đồng.
Bún bò xứ Huế được ưa chuộng ở nhiều vùng miền.


















Bún bò xứ Huế được ưa chuộng ở nhiều vùng miền.
Bún bò Huế được xem là món đặc sản xứ Huế và cũng là món ăn sáng khá phổ biến tại Sài Gòn. Nước dùng của món này có thêm vào một ít mắm ruốc, tạo nên hương vị rất riêng của nồi bún. Thịt bò được cắt mỏng, hay cho thêm miếng chân giò. Món này được ăn kèm với giá, hoa chuối thái, rau muống…
Cơm tấm giờ không chỉ là món ăn sáng mà còn được dùng trong các bữa chính.
Cơm tấm giờ không chỉ là món ăn sáng mà còn được dùng trong các bữa chính. Cơm tấm là món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn. Món cơm tấm được nấu từ gạo nát vụn (tấm). Ngoài sườn nướng, món cơm tấm còn kèm theo bì, chả, hoặc ốp la hay xíu mại, kết hợp cùng mỡ hành thơm, nước mắm chua cay, dưa leo, đồ chua… tạo nên một món ăn sáng khá thú vị.

Bún riêu Sài Gòn khác nhiều so với bún riêu Hà Nội.


















Bún riêu Sài Gòn khác nhiều so với bún riêu Hà Nội.
Bún riêu có vị chua chua của me, thơm từ hành, hương vị mắm tôm, béo từ riêu cua đồng và dai dai cũa ốc bươu. Món ăn kèm rau sống, thân chuối thái mỏng, rau muống.
Hủ tiếu, món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
























Hủ tiếu, món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
Hủ tiếu là món ăn ngon vào buổi  sáng cũng không còn xa lạ với người dân, bởi nó nóng, đủ chất và dễ ăn. Mỗi sáng mà được ăn một tô hủ tiếu thịt thơm ngon thì còn gì tuyệt vời bằng.
Bánh canh cua nóng.

Bánh canh cua nóng.
Một bát bánh canh cua cay, nóng, thơm sẽ rất thú vị cho một bữa ăn sáng. Sợi bánh canh dai dai, kèm theo chả cá rán, tiết lợn ăn nóng cũng khá ngon miệng cho một buổi ăn sáng.


Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Một số đặc sản Việt và lưu ý cách sử dụng


Việt Nam  là một quốc gia rất đa dạng về ẩm thực nhưng có một số món mà nếu không biết cách chế biến cũng như sử dụng có thể dẫn đến hậu quả tai hại.  Cùng điểm qua một số món đặc sản nào:
Con sam: Con sam là một đặc sản biển rất độc đáo và bổ dưỡng. Nhưng nếu người chế biến không đúng cách và nhầm lẫn chúng với con so - có hình dạng rất giống sam nhưng nhỏ hơn - thì hậu quả có thể tử vong, bởi trứng và thịt so rất độc.

- Con ba ba: Ba ba là một món cao lương mỹ vị. Tuy nhiên, chỉ được ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Ba ba chết có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn do cơ thể chúng lúc này sản sinh ra độc tố Histamine, có thể dẫn đến tử vong.

- Cháo ấu tẩu: Cháo ấu tẩu là món ăn đặc trưng tại một số địa phương miền núi phía Bắc. Loại cháo này làm từ củ ấu tẩu, một loại củ rừng có chứa độc tố gây chết người. Phải trải qua một quá trình chế biến kỳ công, ấu tẩu mới hết độc.

- Gỏi sống: Các loại gỏi sống ẩn chứa những nguy cơ gây nhiễm sán lá gan nhỏ, dẫn đến tắc mật, sỏi hoặc ung thư đường mật, viêm phúc mạc, ung thư gan… những căn bệnh hiểm nguy đến tính mạng.

- Nem chua: Cũng giống như gỏi sống, nem chua làm từ thịt động vật, được chế biến mà không qua công đoạn nấu chín. Nguy cơ nhiễm sán khi ăn món ăn này luôn thường trực.

- Sứa biển: Sứa biển là món ăn lạ, ngon miệng, nhưng việc chế biến sứa không kỹ sẽ gây hậu quả tai hại vì sứa sống chứa khá nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc và tai biến cho người ăn. Để bảo đảm an toàn, phải ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc.

- Hải sản: Dù rất hấp dẫn, nhưng các loại hải sản lại là ác mộng với nhiều người vì chúng gây ra dị ứng. Biểu hiện thường gặp là nổi mẩn ngứa, thậm chí còn khó thở, tức ngực… Trong trường hợp xảy ra sốc phản vệ, nạn nhân có thể tử vong.

- Tiết canh: Tiết canh là món ăn được rất nhiều người Việt Nam ưa thích. Nhưng món khoái khẩu này cũng gây ra không ít vụ ngộ độc, thậm chí chết người.


- Côn trùng: Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu... từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Hướng dẫn chế biến gà om bia ngon

Trong ẩm thực, gia cầm là một nguyên liệu phổ biến để chế biến thành các món ăn ngon. Sử dụng bia rượu trong chế biến gia cầm sẽ tạo cho món ăn có mùi vị đặc trưng độc đáo. Xin giới thiệu với các bạn món gà om bia đơn giản dễ làm mà lại ngon.  Món gà om bia có thể ăn với cơm, bánh mì, xôi hay ăn chơi đều được.

Món ngon mỗi ngày - Gà om bia




























Nguyên liệu:
- 6 cái đùi gà tỏi
- 1M hành tím, tỏi băm
- 1 lon bia
- Dưa leo, xà lách, cải chua
- Rượu ngũ vị hương
- Đường, muối
- Tiêu, dầu ăn
- Hạt nêm Ajingon
- Nước tương LISA
1. Sơ chế
- Hành tỏi băm, vắt lấy nước.
- Đùi gà rửa sạch, ướp 1m đường, ½ m muối, 1m hạt nêm Ajingon, 1M nước tương LISA, ½ M rượu ngũ vị hương, 1m nước hành tỏi băm, ½ m tiêu, dùng tăm xăm vào đùi gà, để 30 phút cho thấm gia vị.
2. Om gà
- Đun nóng dầu, chiên đùi gà cho săn rồi gắp ra, chắt bớt dầu, tiếp tục chiên hành tỏi ướp cho thơm. Cho đùi gà và hành tỏi chiên vào nồi, thêm 2/3 lon bia vào, nêm 1M đường, 1M hạt nêm Ajingon và 1 ít màu điều cho gà có màu đẹp, đậy nắp, om cho gà ngấm bia và gia vị. Cuối cùng cho thêm 1/3 bia còn lại vào nấu đến khi nước sệt lại. Tắt bếp.
             
3. Cách dùng
- Trang trí dĩa với ớt cắt lát, cà chua và xà lách rồi bày gà ra dĩa. Món này có thể ăn với cơm hoặc bánh mì. Dọn kèm nước tương LISA và ớt cắt lát.
Mách nhỏ
Bia dễ bay hơi nên chỉ om với lửa nhẹ.Nên chiên thịt gà cho thật săn trước khi om với bia, thịt gà mới thơm ngon.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Hướng dẫn làm chả cá Lã Vọng đơn giản

Cả tuần ai cũng bận rộn với công việc, bởi thế những buổi tối cuối tuần thường là những phút giây hạnh phúc để mọi người được ngồi gần nhau, chương trình xin giới thiệu tới các bạn món Chả cá Lã Vọng - một món ăn đặc biệt của người Bắc dùng chung với mắm tôm.




Nguyên liệu: 
- Cá lọc lấy nạc 500gr
- Sữa chua nguyên chất 1 hũ nhỏ
- 3 muỗng cafe bột củ riềng hoặc củ riềng tươi
- Bột nghệ 1 muỗng cafe - Đường 2 muỗng cafe
- 1 muỗng soup dầu ăn
- 1 muỗng soup mắm tôm
- Bún
- Bánh đa có mè
- Đậu phộng
- Salad, rau thơm các loại
- Hành lá 2 bó
- Thìa là 2 bó
- Hành tây 3 củ
- Chanh, đường, ớt tươi
Cách làm:
- Nướng cá: Cá các bạn thấm khô, trộn hỗn hợp sữa chua + đường +mắm tôm +bột củ riềng +bột nghệ + dầu ăn, xếp từng miếng cá đã cắt vừa ướp cho thấm khoảng 3h. Sau đó các bạn đem nướng trên bếp than hay lò nướng, nhưng thường nướng trong lò cá sẽ khô không ngon.
- Pha mắm tôm: Các bạn vắt khoảng 3 trái chanh, cho nhiều đường, nếm có vị ngọt nhiều và hơi chua, sau đó múc khoảng 3 muỗng soup mắm tôm bỏ ra tô. Tiếp theo, đun sôi khoảng 2 muỗng soup dầu ăn đổ ngay vào mắm đánh nhẹ tay cho thật đều, làm vậy mắm sẽ ko độc , ko bị đau bụng.
Sau đó các bạn chế từ từ nước chanh đường vào, nếm thấy mắm có vị ngọt ko chua nhiều và không mặn là được. Băm ớt thật nhuyễn cho vào chén mắm.
- Rau: Xong xuôi rửa rau và làm khô cất vào tủ lạnh. Hành lá và thìa là  cắt khúc, hành tây gọt vỏ cắt hình cái thuyền để riêng. Đậu phộng rang vàng bóc vỏ , bánh đa nướng vàng.
- Trình bày: Nếu như mùa hè cửa mở hay ăn ngoài trời các bạn có thể để trên bàn ăn một bếp điện hay lò than tùy ý. Khi ăn mọi người tự cho hành, cá và thì là để ăn nóng và nhâm nhi.  Trời lạnh phải ăn trong nhà, làm 1 nồi nhỏ cho vào 2/3 nước, 1/3 dấm hoặc chanh và vỏ chanh để bếp bên cạnh chờ sôi vặn nhỏ lửa (Để không lưu mùi trong nhà).
Sau đó bạn lấy 1 cái chảo để lửa lớn cho 1 ít dầu ăn, cho hành tây hơi tái, cho cá xóc lên thật đều, tiếp theo cho hành lá và cuối cùng cho thì là vào đảo đều bắc ra bày lên đĩa ăn nóng .
Khi ăn chúng ta gắp một ít rau salad, một ít rau thơm cho vào 1 lọn bún với vài hạt đậu phộng; hoặc một miếng bánh đa bẻ nhỏ ,múc thêm 1 miếng cá có thì là cho vào 1 muỗng mắm tôm là vừa đủ để thưởng thức.


Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Bí quyết giúp tăng chiều cao nhanh chóng - Làm sao để chiều cao tăng nhanh?

Rất dễ làm mà lại giúp tăng chiều cao của bạn rõ rệt đấy!  Chỉnh lại xe đạp của bạn .Một trong những phương pháp đơn giản là giúp tăng chiều cao tốt là đi xe đạp đúng cách từ 3-6 giờ/tuần.

yên xe để chân có thể duỗi ra hết cỡ khi đạp. Cổ xe cũng nên được nâng lên để người đạp phải giữ lưng và thân người thẳng. Khi đã quen đạp xe trong vị thế này sẽ không thấy khó chịu nữa và dần dần hai chân sẽ giãn ra.


Theo đó, cứ mỗi lần đạp, chân của người đạp xe lại được duỗi dài ra vì yên xe và cổ xe được nâng cao hơn thường tình. cho nên mỗi khi đạp xuống, chân họ phải giãn thẳng ra để với tới bàn đạp. Bằng cách áp dụng cách đạp xe này, chân có thể dài ra ít nhất là 2cm.
Căng dãn chân
Căng dãn chân giúp kéo căng cơ bắp chân, từ đó nó có thể thêm chiều dài cho chân. Ngồi trên tấm thảm với đôi chân duỗi thẳng phía trước mặt. Giữ cho đầu gối thẳng. Nâng cánh tay, hít vào và từ từ cúi về phía trước chạm vào ngón chân của bạn đồng thời thở ra. Không uốn cong đầu gối. Giữ tư thế trong 5 giây, hít vào và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 3 lần.
Tuyển tập mẹo nhỏ giúp tăng chiều cao lên nhanh chóng 1
Hướng người lên cao
Đứng thẳng với bàn chân đặt sát cạnh nhau. Hít vào sâu và từ từ nâng cánh tay lên cao quá đầu, duỗi thẳng tay hết mức có thể. Giữ tư thế trong 5 giây, thở ra và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 5 lần. Bài tập này sẽ giúp kéo dài cột sống, cánh tay và cơ bắp chân.
Đi nhón gót
Đi nhón gót giúp bạn cải thiện tư thế và kéo dãn các cơ chân. Bạn sẽ đứng như các diễn viên ba lê bằng cách thường xuyên thực hành bài tập này.
Đứng thẳng với hai bàn chân hơi mở rộng. Nâng cao tay qua đầu và nhón gót chân và đi bằng các ngón chân. Đi bộ quanh phòng khoảng 2-3 phút. Thư giãn và lặp lại. Bạn có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày. Tốt nhất là bước đi trên cỏ hoặc một tấm thảm để không bị căng cơ.
Kéo căng mô phỏng tư thế của mèo
Bài tập này giúp kéo căng cột sống và cải thiện tư thế của bạn. Khum người xuống với tư thế chống trên hai tay và hai gối. Cúi đầu về phía ngực và hít một hơi thật sâu, đồng thời hướng đầu về phía trước và uốn cong xương chậu sao cho nó gần nhất về phía sàn nhà, tạo thành một đường cong trong cột sống. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, thở ra và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 3-5 lần.

Lưu ý 
Có nhiều lý do để bạn không có chiều cao như ý. Nó có thể là do những tế bào di truyền, nếu các thành viên gia đình bạn có chiều cao thấp thì bạn cũng không thể có chiều cao quá vượt trội.
Tuy không thể đi ngược lại tự nhiên nhưng bạn có thể cải thiện chiều cao của bạn và thực hành một vài bài tập kéo dãn nhất định để kéo dài cột sống và cơ bắp chân của bạn. Nó có thể thêm một vài phân vào chiều cao của bạn.
Xem thêm tại: am thuc viet nam mon ngon moi ngay | meo vat | am thuc


3 món gỏi cá lập kỷ lục ở Việt Nam

Mới đây, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) vừa công bố danh sách Top 5 đặc sản gỏi nổi tiếng Việt Nam trong đó có 3 món gỏi cá bao gồm: gỏi cá nhệch Tràng Cát (Hải Phòng); gỏi cá mè (Bắc Giang); gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang).


Đây là nhận xét không hề mang tính chủ quan mà được giới sành ăn và những đầu bếp danh tiếng khẳng định. Cá nhệch ở khu vực nước lợ Tràng Cát nổi tiếng vừa to, vừa chắc thịt ngọt làm gỏi thì chỉ có là… miễn chê.
Có hai loại nhệch được bán tại Hải Phòng, đó là nhệch thịt và nhệch xương, con nhệch thịt người nhẵn tròn như lươn. Trong đó, loài nhệch xương lại có khoảng xương sống chạy dọc sống lưng, nhệch này ngon nhất chỉ có xáo chuối đậu, chứ làm gỏi, chỉ có nhệch thịt, con có màu vàng óng.
3 món gỏi cá tuyệt hảo lập kỷ lục Việt Nam - 1
Gỏi cá nhệch Hải Phòng ăn một lần nhớ mãi. (ảnh minh họa)
Theo tư vấn từ trang web mang tên chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Việt Nam Long Chef, nguyên liệu để làm gỏi nhệch không cầu kỳ, toàn đồ “cây nhà, lá vườn” dễ kiếm, nhưng phải nhiều. Tính sơ sơ, làm ra món gỏi nhệch, ít nhất phải có 15 loại gia vị và rau gia vị khác nhau, nhưng nhiều nhất là giềng và bỗng rượu. Giềng để trộn nhệch còn bỗng rượu để làm nước chấm và nếu muốn ngon nữa, cần thêm chút bánh đa nem để cuốn.
Gỏi nhệch là món ăn dân tốc đúng nghĩa. Nó phải được làm và ăn theo kiểu dân dã, gỏi nhệch phải còn nguyên chất nhệch, cách thái, trộn gia vị cũng phải tuân thủ theo từng bước, loại gia vị nào cho trước, loại gia vị nào cho sau thì mới dậy mùi, chứ cứ cho bừa vào trộn đều, vị thơm ngon của món ăn tuyệt hảo này sẽ biến mất, nhiều khi còn có mùi tanh, không thể ăn nổi.
Bát dấm bỗng chấm nấu cũng là kỳ công, vì hương liệu dành cho nó cũng phải đầy đủ: chua, cay, mặn, ngọt. Bát dấm bỗng đưa ra phải thơm hương của men rượu, nhấm thấy vị ngọt ngào, cay tê tê ở đầu lưỡi, còn vị chua thì tự thân bát bỗng đã có.
Ăn gỏi nhệch, lá mơ, sắn thuyền, lá bứa, đinh lăng cần phải có đủ, cộng thêm chút rau gia vị như: mùi ta, các loại húng, khế chua, chuối xanh… Những loại rau gia vị này cho vào miếng bánh đa nem, cuộn thêm với 1 gắp gỏi nhệch trộn giềng và gia vị, cuốn lại cho chặt rồi chấm vào bát bỗng, có lẽ hiếm món gỏi nào sánh được.
Gỏi cá mè (Bắc Giang)
Cá mè vẫn mang tiếng là loài rất tanh thế nhưng khi nó được nhiều làng quê miền Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên... chọn làm món gỏi truyền thống thì không thể chê vào đâu được.
Tuy nhiên, để gạt bỏ ấn tượng về sự tanh của loài cá này, người ta phải tập trung vào việc chế biến hết sức công phu. Bí quyết để giữ cho cá tươi lâu khi lên bờ là người dân các vùng này bóc ngay mang cá khi đưa cá lên khỏi mặt ao để máu cá chảy ra, xoa đều toàn thân con cá để cá tươi hơn. Cá được chọn làm gỏi có cân nặng vừa phải chừng 1-2 kg để thịt ngọt và chắc.
Sauk hi làm sạch cá, người ta dùng dao sắc lọc lấy hai bên thăn cá. Tiếp đó, dùng giấy thấm thật khô, thái vát cho to bản. Dùng 3-4 củ gừng già giã nhỏ cho vào một cái tô to cùng với thịt cá mè, cho thêm một ly rượu trắng 45-50 độ và ít tiêu vào trộn đều, đậy nắp lại khoảng chừng 30-40 phút.
Vớt thịt cá đã được ướp ra một cái rổ cho ráo nước, thấy những lát cá ngã sang màu trắng pha lẫn với những tia màu hồng nhạt, các mép thịt cá quăn lên như vừa được nhúng vào nước sôi là món gỏi đã "chín". Cá đã được làm chín bằng gừng rượu, vớt ra để ráo nước, mặt miếng cá đã se se thì ướp thính, xếp cẩn thận các miếng cá thính ra đĩa lau thật khô.
 Nước chấm gỏi được làm từ thịt con cá chép đực nặng khoảng 0,5 kg, cắt khúc, ướp riềng, nghệ, cà chua và bột ngọt, tiêu, hành, đun nhỏ lửa. Khi cá chín vớt ra vứt bỏ hết xương, đánh tơi toàn bộ thịt cá rồi nghiền nhỏ ra lọc qua chiếc rổ thưa, sau đó đổ vào xong đun lại cho sôi, nhắc xuống cho thêm lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ trộn thành một thứ nước sền sệt màu vàng tươi có mùi thơm béo ngậy.
Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng (cây lộc vừng), lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ… Có nơi còn thêm vài quả sung ăn cùng.
Gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang)
3 món gỏi cá tuyệt hảo lập kỷ lục Việt Nam - 2
Gỏi cá trích Kiên Giang đơn giản mà ấn tượng. Ảnh minh họa.
Gỏi cá trích nơi đây ngon, ấn tượng và gần gũi đến nỗi người xa quê hàng trục năm, lúc trở lại dù vội vàng đến mấy cũng nấn ná chờ được ăn một bữa rồi mới đi.
Cá trích có hai loại, cá trích lép và cá trích trâm, nhưng để làm được món gỏi ngon phải chọn cá trích lép vì thịt săn, xương nhỏ.
Làm gỏi cho một người ăn thường chỉ chọn một chục cá trích là vừa. Gỏi cá trích rất dễ làm cho nên, hầu như người dân biển bãi ngang nào cũng biết chế biến món này.
Rửa cá thật sạch, sau khi đánh vẩy, cắt bỏ đầu và lườn cá rồi thái mỏng. Cho chanh hoặc dấm vừa đủ làm tái thịt cá sau đó trộn gia vị ướp cá như : hạt tiêu, ớt, tỏi, gừng, muối và một ít bột ngọt. Món phụ gia quan trọng của gỏi là chuối chát xắt mỏng, bởi chuối sẽ “rút” hết chất tanh của cá. Cho chuối vào thịt cá đã ướp cùng một lượt với hành tây, đậu phụng và đặc biệt phải có bột gạo rang (có thể lấy bột bánh tráng nướng để thay thế).
Món gỏi này cũng giống như các món khác đó là ăn kèm với nước chấm và rau sống.
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung


Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Cách nấu cháo cá ngon nhất-hướng dẫn nấu cháo cá ngon nhất

Món cháo cá rất bổ dưỡng, thích hợp bồi bổ cơ thể, làm món ăn sáng hoặc ăn nhẹ cho cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất tuyệt.

1 con cá (cá chép hoặc cá quả) bạn cũng có thể dùng 2 khúc cá cũng được
1 nhánh gừng
½ bát gạo
½ bát đậu Hà Lan
Hành xanh, nước mắm, hạt nêm, tiêu

Cách làm:
Cá rửa sạch, tưới chút dấm rửa qua cho cá khỏi tanh.
Cho cá vào nồi nước, thêm nhánh gừng đập dập, luộc chín. Vớt cá ra gỡ lấy thịt, gỡ cẩn thận để tránh xương.
Nước luộc cá lọc qua 1 cái rây để loại bỏ những cái vảy và xương sót lại.
Vo gạo rồi cho vào nồi nước luộc cá nấu. Ninh cháo nhỏ lửa đến khi cháo chín nhừ.
Thịt cá có thể xào qua với chút hành tím phi thơm, nêm nước mắm, hạt tiêu cho đậm đà. Nếu không thích bạn có thể bỏ qua bước này mà cho thịt cá vào nồi luôn sau khi cháo chín.
Cho đậu Hà Lan vào tiếp.
Nêm nếm chút hạt nêm cho cháo vừa ăn, chỉ nên nhàn nhạt để còn giữ được vị ngọt của cá.
Đun đến khi đậu Hà Lan chín thì tắt bếp.

Khi ăn cho hành xanh vào bát, múc cháo nóng lên trên, rắc chút gừng thái chỉ và tiêu xay lên trên.
Nếu muốn ăn đậm đà hơn có thể cho ½ thìa nước mắm vào bát trước khi múc cháo vào. Khi ăn trộn đều lên, bát cháo ngọt, đậm đà vừa phải rất ngon.

Dùng  nóng là ngon nhất.
Chúc các bạn ngon miệng!
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Giảm mỡ bụng rẻ bèo bằng muối

Nó còn giúp giảm cân nữa đấy! Phương pháp chườm muối để giảm mỡ vòng eo bắt nguồn từ người Huế xưa. Theo Đông Y, chườm muối có tác dụng giảm đau lưng, đau do thương tổn dây thần kinh, giảm mỡ bụng, làm săn chắc cơ bụng…


Phương pháp chườm muối để giảm mỡ vòng eo bắt nguồn từ người Huế xưa. Theo Đông Y, chườm muối có tác dụng giảm đau lưng, đau do thương tổn dây thần kinh, giảm mỡ bụng, làm săn chắc cơ bụng…

Thông thường, bạn có thể áp dụng cách chườm muối rang nóng. Hơi nóng từ muối rang có tác dụng rất hiệu quả đối với việc giảm phần mỡ bụng, giúp vòng bụng thêm săn chắc, gọn gàng. Tuy nhiên, để việc chườm muối đạt hiệu quả cao hơn, chúng mình có thể kết hợp muối rang với gừng hoặc ngải cứu… Chúng không chỉ giúp “công cuộc” giảm vòng eo đạt hiệu quả cao hơn, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe nữa đấy!
Bí kíp chườm muối nóng để giảm mỡ bụng 1
Những cách chườm muối hiệu quả
Muối rang
Bạn chỉ cần rang nóng khoảng 1kg muối, sau đó cho vào túi vải hoặc khăn bông và chườm lên bụng khi muối còn nóng. Trong quá trình chườm túi muối, các bạn có thể kết hợp với các động tác massage để việc chườm muối có hiệu quả hơn, đồng thời giúp cơ thể cân bằng hơn.
Muối gừng
Đối với cách này, các bạn cần thêm 1kg gừng sạch, nghiền nhỏ và rang lên cùng muối. Gừng kết hợp với muối có tác dụng giúp các mạch máu hoạt động liên tục, giúp phần cơ bụng nhỏ dần đi.
Bí kíp chườm muối nóng để giảm mỡ bụng 2
Muối ngải cứu
Với 1kg muối, các bạn rang cùng với một bó lá ngải cứu đến khi ngải cứu chuyển màu rồi cho tất cả vào cùng một chiếc túi vải để chườm bụng. Chỉ cần chườm 1 – 2 lần mỗi ngày, bạn có thể đạt được hiệu quả đáng kinh ngạc đấy!

Những lưu ý khi chườm muối
- Cần chọn loại muối sạch và được đảm bảo để tránh gây dị ứng.
- Khi chườm cần tránh vết thương vì muối có thể gây đau hoặc rát.
- Nếu không có thời gian, các bạn có thể mua túi muối có sẵn và hâm nóng trước khi sử dụng.
- Muối có thể sử dụng lại, tuy nhiên, chúng mình nên thay muối sau vài lần sử dụng để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Bên cạnh chườm muối, các bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn nhiều rau củ. Ngoài việc hỗ trợ giảm eo, nó còn có thể giúp giảm cân nữa đó!
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Một số bí quyết làm bếp hữu ích có thể bạn chưa biết



8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 2
8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 3
8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 4
8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 5


8 bí quyết làm bếp có thể bạn chưa biết 8

Cô Phong trị tàn nhang

CÔ PHONG TRỊ TÀN NHANG
Hiện mình đang gặp phải tình trạng nám da, đã 3 năm trời trôi qua mà nám tàn nhang của mình vẫn không hề mất đi dù cho mình đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Mới đây mình có nghe thông báo thuốc đông y gia truyền nhà cô phong chữa tàn nhang rất hiệu quả.  Bạn nào chữa nhà cô Phong này rồi chia sẻ mình với. Mình vẫn muốn chắc chắn hơn chứ mình vẫn còn hơi lăn tăn. Có rất nhiều ý kiến là thuốc của cô Phong trị tàn nhang rất hiệu quả nhưng mình vẫn phân vân và muốn biết kết quả chính xác. Bạn nào đã trị được tàn nhang theo phương pháp của cô Phong thì giới thiệu giúp mình nhé.

Độc giả: Mai Hương

Bí quyết loại bỏ vết côn trùng đốt hiệu quả- cách giảm đau vết con trùng đốt

Mùa này tai nạn do côn trùng đốt gây nên rất nhiều đấy các bạn ạ! - Khi bị côn trùng cắn, các bạn không nên gãi, nặn hay chà xát khu vực da đó. Nó sẽ khiến nọc độc cùng các vi khuẩn thâm nhập vào bên trong cơ thể và gây nên những biến chứng nặng nề.
Đây là một trong những công đoạn đầu tiên mà bạn cần làm khi bị côn trùng cắn. Để loại bỏ các chất độc tại vùng da bị côn trùng cắn, chúng ta hãy rửa sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Việc rửa sạch vết cắn sẽ khiến bạn bớt khó chịu hơn, tránh được việc chà xát làm vết thương lan rộng. Đồng thời, nó còn giúp loại bỏ vi khuẩn, không cho chúng có cơ hội thâm nhập sâu vào bên trong.
Mẹo "giải quyết" vết côn trùng đốt siêu nhanh 1
Làm dịu cơn ngứa nhờ nước đá
Các bạn có thể sử dụng những viên đá lạnh thoa đều lên vùng da bị côn trùng cắn. Nhiệt độ thấp của nước đá có tác dụng như một liều thuốc gây tê, giúp giảm đau rát hoặc ngứa ngáy nhanh chóng.
Ngoài ra, nước đá cũng làm hạn chế tình trạng sưng phồng khi bị côn trùng cắn. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn chặn sự thâm nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.
Giảm độc tố với nước cốt chanh
Nước cốt chanh có tác dụng như một chất khử trùng, giúp diệt vi khuẩn và phòng tránh nhiễm trùng. Chất acid có trong chanh có thể làm trung hòa các chất độc mà côn trùng đã tiết vào cơ thể chúng ta.
Các bạn chỉ cần dùng một vài lát chanh mỏng và cọ xát trực tiếp lên vết côn trùng cắn. Nó sẽ giúp bạn làm giảm ngứa chỉ trong giây lát thôi đấy!
Mẹo "giải quyết" vết côn trùng đốt siêu nhanh 2
Nước muối diệt khuẩn
Đây là một gia vị có sẵn trong nhà bếp của chúng ta. Khi bị côn trùng cắn, các bạn hãy pha muối với một chút nước và thoa lên vùng bị cắn. Nước muối không chỉ làm dịu vết cắn của côn trùng, mà nó còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và ngăn chặn sự phồng rộp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch baking soda (thuốc muối) để đắp lên vết thương. Nó giúp giảm ngứa chỉ sau vài phút, đồng thời còn giúp vết cắn chóng lành hơn nữa đó!

Lưu ý
- Khi bị côn trùng cắn, các bạn không nên gãi, nặn hay chà xát khu vực da đó. Nó sẽ khiến nọc độc cùng các vi khuẩn thâm nhập vào bên trong cơ thể và gây nên những biến chứng nặng nề.
- Các bạn có thể ngăn chặn côn trùng bằng cách trồng các loại cây thảo dược như chanh, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng phong lữ… Các loài cây này có tác dụng như một loại thuốc diệt trừ sâu bọ, ngăn không cho chúng đến gần chúng ta.
- Các vết côn trùng cắn thường ít hiểm nguy. Tuy nhiên, nếu bị côn trùng lạ cắn hoặc có những biểu hiện khác thường, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nhé!
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Cách làm sấu ngâm- Làm sấu ngâm đơn giản


Sấu tươi
700
gr
Đường
300
gr
Gừng tươi
100
gr
Nước lọc
0,5
lít
Các bước thực hiện
1
Sấu cạo vỏ, khía làm 4
                               02072010458
Ngâm nước muối loãng để Sấu bớt thâm trong quá trình gọt.
Rửa sạch Sấu với nước đun sôi để nguội.
Đun 0,5 lít nước với 300gr đường. Nước đường sôi thì bỏ gừng đã đập dập vào ( chờ thêm khoảng 2 phút ) . Tắt bếp, để hỗn hợp nước đường và gừng nguội khoảng còn 80độ thì cho Sấu vào ngâm.
                                  02072010463
Ngâm Sấu khoảng 1 ngày thì có thể dùng được. Lúc này nước Sấu có vị chua thanh của Sấu, vị ngọt của đường và vị thơm của gừng.
                                  03072010464
Nếu muốn để Sấu được lâu thì 1 ngày sau, vớt hết Sấu ra, đổ nước đun lại lần nữa.
Cho vào tủ lạnh bảo quản.
Khi uống, hòa nước Sấu với nước, thêm đá hoặc đường tùy khẩu vị !
Ngâm nước muối loãng để Sấu bớt thâm trong quá trình gọt.
Rửa sạch Sấu với nước đun sôi để nguội.
Đun 0,5 lít nước với 300gr đường. Nước đường sôi thì bỏ gừng đã đập dập vào ( chờ thêm khoảng 2 phút ) . Tắt bếp, để hỗn hợp nước đường và gừng nguội khoảng còn 80độ thì cho Sấu vào ngâm.
Ngâm Sấu khoảng 1 ngày thì có thể dùng được. Lúc này nước Sấu có vị chua thanh của Sấu, vị ngọt của đường và vị thơm của gừng.
Nếu muốn để Sấu được lâu thì 1 ngày sau, vớt hết Sấu ra, đổ nước đun lại lần nữa.
Cho vào tủ lạnh bảo quản.
Khi uống, hòa nước Sấu với nước, thêm đá hoặc đường tùy khẩu vị !
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Các quán bún đậu mắm tôm ngon tại Sài Gòn

Phong trào người người mở quán, nhà nhà mở quán bún đậu mắm tôm đã khiến Sài Gòn như sắp “nghẹt thở” vì món ăn gốc Bắc tuyệt vời này.

Đầu tiên có thể kể đến là quán bún đậu của một cô người mẫu nổi tiếng (trên đường Cống Quỳnh – Quận 1). Đây có thể được xem là quán bún đậu mắm tôm đầu tiên ở Sài Gòn và được ủng hộ rầm rộ nhất trong thời gian khai sơ đó. Theo đánh giá chung thì thức ăn của quán tạm ổn, chủ quán đồng thời cũng là đầu bếp chính, kiêm phục vụ và thu tiền khá nhiệt tình. Tuy nhiên, ngoài những điểm cộng đó thì không gian rất chật hẹp nên quán khá nóng. Đi ăn vào giờ trưa ở đây có lẽ hơi "cực hình".
 Đậu làm nóng tại chỗ, chiên giòn vỏ ngoài, mềm và béo bên trong.
Chả cốm Hà Nội thơm phức mùi cốm.
Thịt chân giò luộc.
Mắm tôm.
Bún đậu đường Hồng Hà
Quán thứ hai “ghi danh” trong lòng "người yêu bún đậu" có lẽ là quán “siêu sang” gần sân bay, trên đường Hồng Hà (quận Tân Bình). Đây là quán đầu tiên bán bún đậu mắm tôm trong phòng lạnh. Được biết chủ quán là một nhóm bạn làm tiếp viên hàng không nên rất “chịu chơi”. Quán được đầu tư điều hòa công suất lớn, chu đáo đến mức để sẵn nước hoa “xịn” trên kệ cho khách sử dụng trước khi ra khỏi tiệm (vì sợ bám mùi thức ăn), toàn bộ nguồn thực phẩm đều được “xách tay” từ Hà Nội vào để bảo đảm giữ nguyên hương vị. Quán này có nhiều người nổi tiếng đến ăn. Điểm trừ duy nhất là muốn ăn phải bạn đặt bàn trước, nếu không muốn đứng đợi ngoài cửa cả giờ đồng hồ cho việc chờ chỗ ngồi.
Nem chua rán.
Bún đậu đường Lương Hữu Khánh
Quán thứ ba là một quán nằm trên đường Lương Hữu Khánh (hẻm cạnh bệnh viện Từ Dũ). Nơi đây được đánh giá là quán bún đậu mắm tôm rộng rãi nhất hiện nay. Dù không có máy lạnh nhưng vẫn khá thoáng nhờ chủ quán không quá tham mà kê nhiều bàn ghế. Ngồi ăn buổi trưa vẫn rất thoải mái dù khách đông và luôn kín chỗ. Ưu điểm nữa, quán có quầy làm đậu tại chỗ (tuy nhiên đậu ở đây hơi khô so với những nơi khác). Quán có món phèo non chiên giòn ăn khá ngon và lạ. Đặc biệt có khuyến mãi kẹo cao su ăn lúc tính tiền.
















Bánh gối 30.000 đồng/phần.
Phở cuốn.
Cả 2 món trên đều ăn cùng với nước mắm chua ngọt.
Bún đậu đường Trần Quang Diệu
Một quán mới mở khác mà nhiều người đánh giá "tạm được" là quán trên đường Trần Quang Diệu (quận 3). Quán di một mẫu nam mở ra nên đến đây ăn, khách thường được gặp nhiều người trong giới nghệ sĩ. Quán nhỏ nhưng có lầu rộng rãi và gắn hệ thống máy lạnh nên cũng rất thoải mái. Ngoài bún đậu mắm tôm, quán có bánh gối cùng nem rán cũng rất ngon. Tuy nhiên, món phở cuốn thì lại không được chuẩn cho lắm vì bị độn nhiều rau và vỏ phở quá dày hơn mức thường tình.
Có một đặc điểm của các quán bún đậu mắm tôm hiện nay là các món phụ bán kèm như: bún đậu chuối ốc và bún giả cầy đều chưa được ngon. Kiểu như bán kèm thay đổi cho phong phú thực đơn chứ không thật sự xuất sắc được như món ăn chính gốc. Giá trung bình của các quán đều ở mức 25.000 – 30.000 đồng/phần bún đậu, 50.000 – 55.000 đồng/phần thập cẩm (bún, đậu, thịt bắp hoặc thịt đùi luộc, chả cốm…), nước sấu và mơ đều ở tầm giá 12.000  – 15.000 đồng/ly.