Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Xe sang tiền tỷ gắn biển xanh xuất hiện nhiều


Trên đường phố Hà Nội, người tham gia giao thông dễ dàng bắt gặp nhiều ô tô biển xanh của các cơ quan, đơn vị Nhà nước, thuộc dòng xe sang trọng, giá trị hàng tỷ đồng.

Đầy rẫy xe sang biển xanh

Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ trong một buổi sáng, tại các nút giao thông ở Thủ đô, khá nhiều xe ô tô mang biển xanh đắt tiền so với quy định về định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nước hiện hành. Đơn cử như chiếc Camry LE nhập khẩu có giá trên 1,6 tỷ đồng; chiếc Toyota Prado 2014 giá hơn 2 tỷ đồng…

Cá biệt có những chiếc xe mang biển xanh của các cơ quan, đơn vị Nhà nước được xem là “chơi trội” thu hút sự hiếu kỳ của dư luận, bởi vì nó thuộc những thương hiệu sang trọng hàng đầu thế giới và gần như không phù hợp lắm cho việc sử dụng của cơ quan công quyền.

Chiếc xe Range Rover mang BKS 80A-024... được phóng viên ghi nhận khi đang lưu thông trên trục đường Lê Văn Lương. Rồi những chiếc SUV sang trọng nổi tiếng được “dân chơi” ưa chuộng với giá tiền tỷ như Range Rover Sport hay Land Rover LR4 đều khoác trên mình biển xanh, số đẹp chạy nghênh ngang trên đường phố.


Những chiếc xe sang mang biển xanh.


Theo giới thạo xe, Range Rover là mẫu xe sang đến từ nước Anh, ngoài mức giá không hề rẻ, mẫu xe này còn là thách thức về chi phí bảo dưỡng và mức tiêu hao nhiên liệu, khoảng 20 lít/100 km.

Một chiếc xe Lexus LX 570 gắn biển “tứ quý” cũng được phóng viên ghi nhận lúc 19h30 ngày 19/4 tại một quán ăn trên phố Trần Nhân Tông. Theo bảng báo giá của Toyota Việt Nam, chiếc SUV nhập khẩu nguyên chiếc này hiện có giá trên 5,3 tỷ đồng, với nội thất sang trọng, rộng rãi khiến chiếc xe được ví như chiếc “Boeing trên cạn”.

Có mặt cùng với chiếc Lexus LX 570 là một chiếc Toyota Land Cruiser VX mang biển số “gánh” 80A-189.8... Giá của chiếc xe loại này đời 2014 hiện cũng khoảng 3 tỷ đồng.

Nhiều chiếc xe biển xanh thuộc những thương hiệu sang trọng hàng đầu khác với giá trị hàng tỷ đồng cũng đã từng được ghi nhận xuất hiện trên phố Hà Nội như Mercedes-Benz S550; Cadillac Escalade 2WD…

Chưa cập nhật số liệu

Để hiểu rõ hơn về những chủ nhân, đơn vị của những chiếc xe sang mang biển xanh trên, nhóm phóng viên đã liên hệ với bộ phận đăng ký phương tiện của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an). CSGT chỉ có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, cấp biển số cho các phương tiện theo quy định còn định mức, giá trị của phương tiện thì đơn vị không quản lý.

Trao đổi với nhóm phóng viên về định mức chi phí dành cho xe công, bà Tạ Thanh Tú, phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, định mức và tiêu chuẩn sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nước được quy định rõ trong Quyết định 59 và Quyết định 61 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, hạn mức giá tối đa đối với việc mua xe công chỉ tới 1,1 tỷ đồng. Trong Quyết định 59, 61 cũng quy định về xe chuyên dùng. “Xe chuyên dùng không quy định mức giá cụ thể, phụ thuộc vào chủng loại xe đơn vị cần. Xe chuyên dùng do các Bộ, ngành, địa phương quyết định dựa trên cơ sở thỏa thuận định mức với Bộ Tài chính”, bà Tú nói.

Ngoài ra, việc mua sắm xe công còn có diện không thuộc quy định của Quyết định 59, 61 như những xe mang tính chất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì lúc đó xe sẽ được mua theo Luật Doanh nghiệp, hoặc xe thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Theo một số chuyên gia kinh tế, xe công nếu chỉ để phục vụ chức danh mà sử dụng những chiếc xe sang có giá trị vài tỷ đồng thì quá lãng phí. Đơn cử với một chiếc Lexus LX 570 trị giá trên 5,3 tỷ đồng, có thể mua được 4 chiếc Toyota Camry 2.5Q để phục vụ các chức danh thuộc diện sử dụng xe công, không những giảm bớt chi phí mua xe, còn tiết kiệm được đáng kể chi phí bảo dưỡng và nhiên liệu.

Theo Cục Quản lý công sản, việc quản lý xe công được cập nhật chi tiết đến từng biển số xe của các bộ, các địa phương, các đơn vị trong cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, đối chiếu những hình ảnh mà phóng viên ghi nhận, tất cả các trường hợp xe sang mang biển xanh trên đều chưa được lưu lại trong cơ sở dữ liệu.

Giải thích về việc này, bà Tú cho biết: “Những xe do phóng viên cung cấp không được tìm thấy có thể đang ở trường hợp chưa xong thủ tục nộp thuế, làm giấy tờ nên chưa đăng ký vào phần mềm của Trung tâm dữ liệu quốc gia, hoặc trong trường hợp đổi biển cũ từ 4 số lên 5 số nên chưa kịp cập nhật”.

Đại diện Cục Quản lý công sản cho rằng, việc phê duyệt mua sắm xe công rất chặt chẽ. Bởi để mua một chiếc xe mới theo định mức sẽ phải nằm trong dự toán ngân sách, mà dự toán ngân sách này sẽ được các bộ, ngành, UBND xây dựng, sau đó trình Chính phủ, HĐND. Cho nên sẽ rất khó có thể sắm xe vượt tiêu chuẩn, chế độ.

Ngoài ra, có sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, nếu nơi nào chi sai sẽ bị ách lại, đó là chưa kể các đơn vị sau khi mua sắm còn bị kiểm toán.



Theo Tiền Phong

Vũ khí Mỹ không thể giúp Ukraina chống lại Nga


Một cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhận định rằng vũ khí từ Washington không thể giúp quân đội Ukraina chống lại sức mạnh của nước láng giềng.
Trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh chuẩn bị tung ra những đòn trừng phạt mới đối với Nga, ông Tony Blinken, phó trưởng nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, nói rằng Washington sẽ nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow.

"Từ tuần này, Mỹ sẽ phối hợp với các đồng minh và đối tác để tạo thêm áp lực đối với những người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, những công ty mà họ kiểm soát và cả ngành công nghiệp quốc phòng", Blinken nói vớiCNN hôm 27/4.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với kênh CBS, ông Blinken nói những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu công nghệ quốc phòng cao cấp tới Nga.



Binh sĩ đặc nhiệm Ukraina tại một chốt an ninh giữa thành phố Slaviansk và Donetsk hôm 24/4. Ảnh: EFE


Tuy nhiên, Blinken nhấn mạnh rằng Washington sẽ không đáp ứng yêu cầu của Kiev về vũ khí, bất chấp việc quân đội Nga tập trận gần biên giới Ukraina.

"Dù Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraina, họ cũng không thể chống lại người Nga", Blinken thừa nhận.

Theo Blinken, Nhà Trắng sẽ tập trung vào việc hỗ trợ kinh tế cho Kiev. Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và nhiều nước khác sẽ cung cấp khoản vay 37 tỷ USD cho Ukraina.

Hôm 27/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố các nước G7 sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga vì chủ trương "gây bất ổn ở Ukraina".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để người Nga thấy rằng những hành động gây bất ổn tại Ukraina phải ngừng", Obama phát biểu tại Kuala Lumpur trong chuyến thăm Malaysia.


Theo Zing

Hàn Quốc điều tra cảnh sát biển vì vụ tàu đắm


Nhà chức trách Hàn Quốc sẽ tìm bằng chứng về việc lực lượng cảnh sát biển không phản ứng kịp thời sau khi tàu Sewol chìm vào ngày 16/4 khiến hơn 300 người chết và mất tích.

Các nhà điều tra vụ tai nạn của tàu Sewol thông báo họ đã yêu cầu tòa án cho phép lục soát phòng Tình huống của lực lượng tuần duyên tại thành phố Mokpo, tỉnh Nam Jeolla vào ngày 28/4. Họ muốn biết lực lượng tuần duyên phản ứng đúng và kịp thời sau khi tàu gặp nạn hay không. Cơ quan công tố cũng sẽ điều tra để xác định lực lượng tuần duyên phản hồi như thế nào sau khi nhận cuộc gọi cầu cứu từ tàu Sewol, Korea Herald đưa tin.



Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc di chuyển gần vị trí tàu Sewol đắm hôm 27/4. Ảnh:Reuters


Dư luận chỉ trích phản ứng ban đầu của lực lượng tuần duyên sau khi giới truyền thông đưa tin nhân viên trực đường dây nóng hỏi một thiếu niên - người trước nhất trên tàu gọi điện thoại để cầu cứu - về kinh độ và vĩ độ của tàu.

Cũng trong ngày 27/4, các công tố viên đã khám xét trụ sở của Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jeju, tịch thu dữ liệu đàm thoại và video từ camera giám sát để tìm bằng chứng về hành vi lơ là trách nhiệm.

Thủy thủ đoàn liên lạc với Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jeju chỉ vài phút sau khi hành khách gọi điện tới cảnh sát biển. Sau đó nhân viên trực tổng đài ở đây chuyển thông tin tới Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jindo, bởi vị trí tàu đắm gần đảo Jindo hơn.

Ngoài ra, các công tố viên cũng bắt thêm 4 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Sewol vì họ bỏ tàu mà không giúp hành khách sơ tán. Như vậy, nhà chức trách đã bắt tổng cộng 15 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm cả thuyền trưởng. Cơ quan công tố đang xem xét khả năng buộc thuyền trưởng tội giết người.

Từ khi tàu Sewol chìm vào ngày 16/4, số người chết đã tăng lên 188 và 114 người vẫn mất tích.

Theo Zign

Hàn Quốc điều tra cảnh sát biển vì vụ tàu đắm


Nhà chức trách Hàn Quốc sẽ tìm bằng chứng về việc lực lượng cảnh sát biển không phản ứng kịp thời sau khi tàu Sewol chìm vào ngày 16/4 khiến hơn 300 người chết và mất tích.

Các nhà điều tra vụ tai nạn của tàu Sewol thông báo họ đã yêu cầu tòa án cho phép lục soát phòng Tình huống của lực lượng tuần duyên tại thành phố Mokpo, tỉnh Nam Jeolla vào ngày 28/4. Họ muốn biết lực lượng tuần duyên phản ứng đúng và kịp thời sau khi tàu gặp nạn hay không. Cơ quan công tố cũng sẽ điều tra để xác định lực lượng tuần duyên phản hồi như thế nào sau khi nhận cuộc gọi cầu cứu từ tàu Sewol, Korea Herald đưa tin.



Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc di chuyển gần vị trí tàu Sewol đắm hôm 27/4. Ảnh:Reuters


Dư luận chỉ trích phản ứng ban đầu của lực lượng tuần duyên sau khi giới truyền thông đưa tin nhân viên trực đường dây nóng hỏi một thiếu niên - người đầu tiên trên tàu gọi điện thoại để cầu cứu - về kinh độ và vĩ độ của tàu.

Cũng trong ngày 27/4, các công tố viên đã khám xét trụ sở của Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jeju, tịch thu dữ liệu đàm thoại và video từ camera giám sát để tìm bằng chứng về hành vi lơ là trách nhiệm.

Thủy thủ đoàn liên lạc với Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jeju chỉ vài phút sau khi hành khách gọi điện tới cảnh sát biển. Sau đó nhân viên trực tổng đài ở đây chuyển thông tin tới Trung tâm Dịch vụ Giao thông Jindo, bởi vị trí tàu đắm gần đảo Jindo hơn.

Ngoài ra, các công tố viên cũng bắt thêm 4 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Sewol vì họ bỏ tàu mà không giúp hành khách sơ tán. Như vậy, nhà chức trách đã bắt tổng cộng 15 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm cả thuyền trưởng. Cơ quan công tố đang xem xét khả năng buộc thuyền trưởng tội giết người.

Từ khi tàu Sewol chìm vào ngày 16/4, số người chết đã tăng lên 188 và 114 người vẫn mất tích.

Theo Zign

Trùm giang hồ đất Cảng bị đâm chết trong cuộc huyết chiến


Yếu thế hơn trong cuộc huyết chiến, người đàn ông có số má ở đất Cảng đã bị chém thiệt mạng.

Ngày 28/4, công an huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang điều tra vụ án hai nhóm người đánh chém nhau để giải quyết mâu thuẫn.

Trong quá trình khai thác mỏ khoáng sản silic, Lương Thanh Hải (tức Hải "Mán", 41 tuổi ở thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) xảy ra mâu thuẫn với Hoàng Văn Dưỡng. Không thể giải quyết bằng đối thoại, họ hẹn địa điểm và ngày giờ huyết chiến.



Chiếc xe của Hải vứt lại hiện trường.


Trưa ngày 27/4, Hải cầm đầu một nhóm khoảng 5 - 6 người mang theo súng, dao kiếm đi trên 2 ôtô đến điểm hẹn là gần phân trại K3, trại giam V26 Xuân Nguyên (Bộ công an). Cùng đi còn có Lương Bình Minh (20 tuổi, con Hải) và đàn em thân tín của anh ta là Nguyễn Xuân Tuyền (26 tuổi ở huyện Kim Thành, Hải Dương).

Nghênh chiến với nhóm của Hải là nhóm của Dưỡng với gần chục người, hầu hết là thanh niên có quan hệ họ hàng. Họ được trang bị súng hoa cải và nhiều vũ khí sát thương khác.

Khi đến điểm hẹn, Dưỡng bất ngờ bị Hải rút súng bắn 2 phát nhưng chỉ bị thương. Thấy vậy, thân tín của Dưỡng xông vào đánh trả quyết liệt.

Do yếu thế, bố con Hải cùng đàn em bỏ chạy. Tuy nhiên, do không chạy kịp, Hải 'Mán' bị chém chết tại trận. Hai xế hộp của nhóm nạn nhân bỏ lại hiện trường.

Tuyền đang được cấp cứu tại bệnh viện.


Tại bệnh viện, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ, Nguyễn Văn Tuyền (đàn em của Hải) đã tỉnh táo. Anh này cho biết do làm thuê cho Hải nên khi được gọi đi giải quyết việc đã không dám từ chối. "Xe ôtô vừa dừng, 2 thanh niên ở nhóm đối phương cầm 2 khẩu súng bắn nhưng không trúng ai. Rất may tôi chỉ bị chém trọng thương", Tuyền nói.

Theo công an huyện Thủy Nguyên, Hải là người cộm cán ở địa bàn huyện, đã nhiều lần sai đàn em giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ làm ăn. Trước thời điểm bị chém chết, người đàn ông này từng hẹn huyết chiến với nhóm giang hồ ở huyện An Dương (Hải Phòng). Tuy nhiên, khi vừa xuất hiện, thấy đối phương huy động nhiều giang hồ có số má nên nhóm của Hải đã vội rút.

Thượng tá Hoàng Văn Thao, trưởng công an huyện Thủy Nguyên cho biết, liên quan đến vụ án, Dưỡng đã đến công an huyện đầu thú.

Theo Zing

Trùm giang hồ đất Cảng bị đâm chết trong cuộc huyết chiến


Yếu thế hơn trong cuộc huyết chiến, người đàn ông có số má ở đất Cảng đã bị chém thiệt mạng.

Ngày 28/4, công an huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang điều tra vụ án hai nhóm người đánh chém nhau để giải quyết mâu thuẫn.

Trong quá trình khai thác mỏ khoáng sản silic, Lương Thanh Hải (tức Hải "Mán", 41 tuổi ở thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) xảy ra mâu thuẫn với Hoàng Văn Dưỡng. Không thể giải quyết bằng đối thoại, họ hẹn địa điểm và ngày giờ huyết chiến.



Chiếc xe của Hải vứt lại hiện trường.


Trưa ngày 27/4, Hải cầm đầu một nhóm khoảng 5 - 6 người mang theo súng, dao kiếm đi trên 2 ôtô đến điểm hẹn là gần phân trại K3, trại giam V26 Xuân Nguyên (Bộ công an). Cùng đi còn có Lương Bình Minh (20 tuổi, con Hải) và đàn em thân tín của anh ta là Nguyễn Xuân Tuyền (26 tuổi ở huyện Kim Thành, Hải Dương).

Nghênh chiến với nhóm của Hải là nhóm của Dưỡng với gần chục người, hầu hết là thanh niên có quan hệ họ hàng. Họ được trang bị súng hoa cải và nhiều vũ khí sát thương khác.

Khi đến điểm hẹn, Dưỡng bất ngờ bị Hải rút súng bắn 2 phát nhưng chỉ bị thương. Thấy vậy, thân tín của Dưỡng xông vào đánh trả quyết liệt.

Do yếu thế, bố con Hải cùng đàn em bỏ chạy. Tuy nhiên, do không chạy kịp, Hải 'Mán' bị chém chết tại trận. Hai xế hộp của nhóm nạn nhân bỏ lại hiện trường.

Tuyền đang được cấp cứu tại bệnh viện.


Tại bệnh viện, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài nhiều giờ đồng hồ, Nguyễn Văn Tuyền (đàn em của Hải) đã tỉnh táo. Anh này cho biết do làm thuê cho Hải nên khi được gọi đi giải quyết việc đã không dám từ chối. "Xe ôtô vừa dừng, 2 thanh niên ở nhóm đối phương cầm 2 khẩu súng bắn nhưng không trúng ai. Rất may tôi chỉ bị chém trọng thương", Tuyền nói.

Theo công an huyện Thủy Nguyên, Hải là người cộm cán ở địa bàn huyện, đã nhiều lần sai đàn em giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ làm ăn. Trước thời khắc bị chém chết, người đàn ông này từng hẹn huyết chiến với nhóm giang hồ ở huyện An Dương (Hải Phòng). Tuy nhiên, khi vừa xuất hiện, thấy đối phương huy động nhiều giang hồ có số má nên nhóm của Hải đã vội rút.

Thượng tá Hoàng Văn Thao, trưởng công an huyện Thủy Nguyên cho biết, liên quan đến vụ án, Dưỡng đã đến công an huyện đầu thú.

Theo Zing

Cô gái chết trong nhà nghỉ là nhân viên massage


Nạn nhân tử vong trong tư thể nằm ngửa, không mặc quần áo, xung quanh nhiều vết máu.

Ngày 28/4, công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang phối hợp các đơn vị truy bắt hung thủ sát hại chị Lê Thị Hồng (27 tuổi, ở Phú Thọ) tại nhà nghỉ Hồng Lộc ở đường Phúc Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm.

Theo cơ quan điều tra, trên cơ thể nạn nhân có nhiều vết thương. Trước khi xảy ra sự việc, chị Hồng là nhân viên massage.



Nhà nghỉ nơi phát hiện cô gái tử vong.


Cuối giờ chiều ngày 26/4, nhân viên nhà nghỉ Hồng Lộc thấy điều bất thường tại phòng nghỉ 104 nên dùng chìa khóa phụ mở kiểm tra.

Vừa bước vào phòng, nhân viên phát hiện chị Hồng tử vong trong tư thế nằm ngửa trên giường, không mặc quần áo, xung quanh có rất nhiều máu. Sự việc đã được báo ngay cho cơ quan công an.

Phía nhà nghỉ cung cấp, sớm ngày 26/4, chị Hồng đi vào thuê phòng cùng một người đàn ông trên 40 tuổi. Người đàn ông này là khách quen nhiều lần lui tới thuê phòng.

Đến khoảng 7h cùng ngày, khách nam đi ra ngoài một mình. Sau 3 tiếng anh ta quay lại trả tiền phòng và dặn nhân viên đừng đánh thức chị Hồng dậy.

Theo Zing