Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Giới thiệu các món lẩu Việt ngon

Tùy vào mỗi vùng miền, mỗi văn hóa, tính cách con người mà văn hóa ẩm thực có sự đa dạng đặc trưng riêng. Do nước ta có khí hậu nhiệt đới, rau của quả và các loại thức ăn đa dạng nên ẩm thực cũng rất đa dạng. Sự đa dạng về ẩm thực, tính cách con người Việt nam được thể hiện một phần qua món lẩu. Lẩu là món ăn phổ biến của người Việt nam từ Bắc tới Nam. 

Mặc dù lẩu không phải là món ăn truyền thống của Việt Nam như phở, bún, hay cốm, bánh trưng hoặc bánh tẻ... nhưng  nguyên liệu, cách chế biến cách thưởng thức món ăn này đều được biến rất đa dạng và sáng tạo để phù hợp với đặc tính khí hậu, văn hóa đất nước và con người Việt Nam qua từng vùng miền
Lẩu bò

Ta đã biết Việt Nam là một nước nông nghiệp , với khí hậu nhiệt đới. Chúng ta có rất nhiều loại rau nhiệt đới cũng như đa dạng các loại thịt bổ dưỡng mà lại ngon. Hơn nữa, các món lẩu còn có sự kết hợp của nhiều loại rau ghém, rau sống ăn kèm. Chính do sự đa dạng của các loại rau đã mang đến hương vị ngon ngọt và mát khi ăn kèm với các thực phẩm khác. Ngoài rau, lẩu còn hấp dẫn bởi vị ngọt thơm của các loại thịt, cá, tôm, ốc và phần ăn kèm theo như miến, mì trứng, bún gạo, mì tôm…
Lẩu cá
Trước khi món lẩu du nhập vào nước ta, người Việt cũng đã có thói quen thưởng thức món ăn nóng từ mì,  miến,... ăn kèm rau và nước dùng ngọt như món: phở, bún hay món hẩu lốn... Có lẽ vì thế mà nhiều nguồn tài liệu cho rằng, lẩu là món ăn có nguồn gốc và là sự sáng tạo về cách chế biến, cách thưởng từ món hẩu lốn (hay một loại mì nước nào đó).
Tuy nhiên, với nhiều loại gia vị, rau, nấm, măng, khoai môn, thịt, thủy hải sản và các dạng nước dùng chuyên biệt, lẩu được người Việt ta ưa chuộng và ngày càng phát triển đa dạng hơn rất nhiều. Qua thời gian, vẫn là kiểu chế biến và phong thái thưởng thức như ban đầu, nhưng lẩu đã từng bước đa dạng hơn về hương vị cũng như nguyên liệu để chế biến cho từng món.
Lẩu hải sản

Kinh tế phát triển cũng kéo theo sự thay đổi khẩu vị của mỗi người, các món lẩu vì thế cũng được cải biến hơn cho phù hợp. Khi mới ra đời, phổ biến nhất là các món lẩu thủy hải sản, đặc biệt là lẩu cá, lẩu cua, tôm, mực,... Ngày nay, có rất nhiều món lẩu mới là sự kết hợp từ những nguyên liệu thịt “sang” hơn như lẩu bò, lẩu mắm, lẩu hoa xuân... 
Lẩu vịt om sấu

Lại nói đến cung cách thưởng thức, vào mỗi dịp gia đình, bạn bè đoàn tụ, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến món lẩu trước tiên. Món lẩu rất được ưa thích vào mùa đông bởi nó đem lại không khí vừa ấm bụng vừa phù hợp để ngồi quây quần đông người. Cả gia đình, người thân, bạn bè bên nồi lẩu đang nóng hổi, nghi ngút khói, cùng nhau thưởng thức những miếng thịt, món rau vừa chín tới, hay bát nước dùng đủ các vị ngon ngọt, đậm đà, chua cay... Không khí ấy, cách thưởng thức ấy dường như đã khiến món lẩu thêm hấp dẫn với người Việt Nam hay cũng là để dân ta giới thiệu với các bạn nước ngoài về nét đẹp, sự phong phú trong văn hóa ẩm thực Việt.
Lẩu cua
Ẩm thực Việt Nam còn coi trọng yếu tố bổ dưỡng, vì vậy việc chế biến các món ăn từ nguyên liệu tươi sống cũng là một yếu tố khiến món lẩu vừa ngon lại vừa bổ. Những kết hợp từ thịt gà ngải cứu (giúp giải nhiệt cơ thể), lẩu nấm (tăng cường miễn dịch, giải độc)... là một minh chứng rất chính xác và cụ thể về việc chế biến món ăn như những bài thuốc có lợi cho sức khỏe.
Lẩu mắm nam bộ

Tuy cùng mang những đặc trưng chung của ẩm thực Việt nhưng mỗi miền trên đất nước ta lại mang có những loại lẩu mang hương vị đặc trưng của vùng miền đó. Người Bắc thường chuộng các loại lẩu vịt, lẩu nấm...miền Nam lại nổi bật với lẩu cá kèo, lẩu mắm; miền Trung phổ biến nhất với các loại lẩu hải sản.
Lẩu cá kèo

Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa  ẩm thực cũng như vẻ đẹp tâm hồn người Việt.
 Chúc các bạn ngon miệng !
Xem thêm tại: món ngon miền bắc | món ngon miền nam | món ngon miền trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét